Singapore đạt cột mốc nhập khẩu năng lượng sạch với thoả thuận có điều kiện nhập khẩu điện gió từ Việt Nam

Chính quyền Singapore đã bắt đầu cho phép các công ty được thu mua hơn 4 GW điện sạch từ các nước láng giềng. Trong khi điện nhập khẩu đang nhận được sư quan tâm từ nhiều doanh nghiệp, cơ quan chức năng đang xem xét khả năng tăng mức nhập khẩu năng lượng của quốc gia này.

Vietnam offshore wind farm
A wind farm in Vietnam, which houses almost 70 per cent of Southeast Asia's installed solar and wind power capacity. Image: Wikimedia Commons/ Tycho.

Read the story in English here

Cơ quan quản lý điện lực Singapore đã tạm thời phê duyệt kế hoạch nhập khẩu 1,2 gigawatt (1,2 GW) điện chủ yếu đến từ điện gió Việt Nam, cường quốc năng lượng tái tạo của Đông Nam Á.

Kế hoạch mới nhất được thông qua này nhắm đến các dự án nhập khẩu điện được coi là khả thi về mặt kỹ thuật và về mặt thương mại. Hồi đầu năm, cơ quan này cũng đã cấp phép tương tự cho kế hoạch nhập khẩu 1 GW từ Campuchia và 2 GW từ Indonesia.

Tổng điện nhập khẩu từ các dự án này là 4,2 GW, cao hơn mục tiêu nhập khẩu 4 GW điện carbon thấp vào năm 2035 của Singapore. Công suất này chiếm 30% nhu cầu năng lượng dự kiến của đảo quốc vào thời điểm đó.

Quy trình nhập khẩu điện Việt Nam sẽ bao gồm việc lắp đặt các tuyến cáp điện dưới biển kéo dài khoảng 1 000 km giữa hai nước, với sự tham gia của Sembcorp Utilities phía Singapore và Tổng công ty Cổ Phần  Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam.

Sembcorp cho biết các trang trại gió ngoài khơi của Việt Nam có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2033 nếu được phê duyệt và không có gì bất trắc. Tuy nhiên, thời điểm vận chuyển điện vào Singapore chưa được xác định.

Tại sự kiện Tuần lễ Năng lượng Quốc tế Singapore, tiến sĩ Tan See Leng - Bộ trưởng bộ Nhân Lực kiêm Thứ trưởng Bộ Thương Mại và Công Nghiệp cho biết, Singapore thử nghiệm tăng lượng điện nhập khẩu dựa trên các cân nhắc về an ninh năng lượng cũng như các chi phí liên quan.

Cơ quan Điều tiết Quản Lý Thị trường Năng lượng Singapore (EMA) đã nhận được hơn 20 đề xuất kể từ khi khởi động mời thầu năm 2021, bao gồm hồ sơ từ các liên doanh mong muốn nhập khẩu thủy điện từ Sarawak và năng lượng mặt trời từ Bắc Úc.

Người phát ngôn của EMA cho biết, cơ quan này “vẫn sẵn sàng đón nhận những đề xuất tốt từ ngành”, sẽ tiếp tục thảo luận với các công ty đã gửi đề xuất chào thầu, cũng như sẽ làm việc chặt chẽ với các quốc gia cung cấp điện khi cần thiết.

Hiện chưa rõ liệu các dự án còn lại có thể nhập khẩu điện vào Singapore trước năm 2035 hay không vì đây là một yêu cầu khi gửi đề xuất lên EMA.

Chủ tịch kiêm giám đốc Sun Cable Indonesia - ông Tim Anderson, nói rằng công ty ông hiện đang có tương tác tốt với EMA trong công việc và sẽ tiếp tục duy trì tình trạng này.

Sun Cable đã gửi yêu cầu đề xuất dẫn điện mặt trời từ Darwin, Úc về Singapore bằng tuyến cáp biển dài 4300 km. Tuy nhiên, sau khi các chủ sở hữu của công ty không thống nhất ý kiến về tính khả thi của dự án đầy tham vọng này, nó được chuyển sang giai đoạn quản lý tự nguyện. Dự án được tiếp tục vào tháng 9 dưới sự điều hành của Grok Ventures, một trong hai chủ sở hữu.

Anderson nói rằng công ty dự định tiếp tục hỗ trợ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Singapore và nhắm đến việc cung cấp điện cho quốc gia này vào năm 2035.

Anderson cũng nói thêm: “Chúng tôi háo hức chờ xem các quyết định tiếp theo của EMA”

Một trong những đối tác tham gia vào kế hoạch đưa thủy điện từ bang Sarawak, Malaysia tới Singapore - Công ty Sarawak Energy (Malaysia), đã từ chối bình luận. Tờ báo The Straits Times của Singapore đã đưa tin vào tháng trước rằng Sarawak Energy dự định cung cấp 1 GW điện cho Singapore vào năm 2032.

Singapore xem nhập khẩu điện là một trong những nguồn năng lượng sạch chính trong tương lai, cùng với các nguồn khác như các tấm pin mặt trời nội địa và nhiên liệu hydrogen.

EMA đã trao giấy phép có điều kiện ở quy mô gigawatt đầu tiên cho công ty tiện ích Keppel Energy vào tháng 3 để nhập khẩu năng lượng mặt trời, thủy điện và điện gió từ Campuchia.

Vào tháng 9, cơ quan tiếp tục cấp phép có điều kiện cho năm dự án chủ yếu chuyển năng lượng mặt trời từ Indonesia sang Singapore, với các hoạt động thương mại dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2027.

Năng lượng mặt trời dự kiến sẽ là nguồn năng lượng tái tạo chủ đạo trong các dự án nhập khẩu mà Singapore đã cấp phê duyệt có điều kiện.

Tiến sĩ David Broadstock, nhà nghiên cứu cấp cao và là người đứng đầu về chuyển đổi năng lượng tại Viện Tài chính Xanh và Bền vững của Đại học Quốc gia Singapore, ghi nhận góc nhìn lạc quan của Singapore đối với việc nhập khẩu năng lượng.

Tiến sĩ Broadstock đáp lời Bộ trưởng Tan rằng Singapore sẽ có thể đáp ứng mục tiêu nhập khẩu 4 GW điện “khi” chứ không phải “nếu” các dự án được thực hiện.

Sau khi được phê duyệt có điều kiện trong năm nay, các tập đoàn nhập khẩu điện sẽ cần phải vượt qua ít nhất hai rào cản pháp lý nữa ở Singapore trước khi có thể bắt đầu xây dựng: Giấy phép có điều kiện sau khi hoàn thành các nghiên cứu sâu hơn cũng như các cam kết với những nước xuất khẩu điện; và Giấy phép nhập khẩu sau khi đạt được thỏa thuận về tài chính.

Tiến sĩ Broadstock cũng nói thêm rằng, việc phát triển đầy đủ các khuôn khổ cho hoạt động kinh doanh điện linh hoạt xuyên biên giới từ chính quyền Singapore là vô cùng quan trọng, vì quy mô chuyển giao điện trong những năm tới sẽ tăng liên tục với tốc độ phi mã.

Hiện tại, nước này đang thử nghiệm nhập khẩu thủy điện quy mô nhỏ - 100 megawatt từ Lào, với  đường truyền đi qua Thái Lan và Malaysia. Khoảng 270 gigawatt-giờ đã được nhập khẩu, tương ứng với khoảng 0,5% lượng điện tiêu thụ năm 2022 của Singapore.

Ông Tan cho biết Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore hiện đang thảo luận về việc mua bán điện năng ở công suất trên 100 MW và truyền tải điện theo nhiều hướng.

Ông cũng nói thêm rằng, Singapore hy vọng các dự án nhập khẩu điện của quốc gia này có thể hỗ trợ phát triển và mở rộng mạng lưới điện Đông Nam Á - một kế hoạch đầy tham vọng được đưa ra vào những năm 1990 nhưng vẫn chưa thành hiện thực như mong đợi.

Ông Tan cũng chia sẻ một nghiên cứu được thực hiện bởi Singapore và Hoa Kỳ về lưới điện khu vực. Nghiên cứu này sẽ chỉ ra rằng việc kết nối mạng lưới điện có thể làm giảm khí thải nhà kính, giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng phục hồi nguồn cung cấp điện và tạo ra nhiều việc làm có lợi cho môi trường hơn.

Did you find this article useful? Join the EB Circle!

Your support helps keep our journalism independent and our content free for everyone to read. Join our community here.

Most popular

Featured Events

Publish your event
leaf background pattern

Transforming Innovation for Sustainability Join the Ecosystem →